Nước thải sinh hoạt hiểu đúng và đủ

Thứ tư - 09/02/2022 20:21
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng. Nước đến từ cho các sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ. Hoặc các công trình công cộng khác.

1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng. Nước đến từ cho các sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ. Hoặc các công trình công cộng khác.

Lượng nước thải  của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có.

Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn. Do đó lượng nước thải tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Nước thải ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch. Còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước. Nên thường phải thải ra hệ thống sông ngòi gần nhà.
 

2. Đặc tính của nước thải sinh hoạt

Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

  • Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
  • Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);hydrat cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô.

Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ơ những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 

3. Tác hại và ảnh hưởng đến môi trường

Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra.

COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi thúi và làm giảm pH của môi trường.

  • SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước.
  • Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
  • Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ).
  • Màu: mất mỹ quan.
  • Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.

4. Các phương pháp xử lí hiện tại

1. Xử lý cơ học

Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại.

Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ.

Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải.

Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao(xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát,..

Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.

2. Xử lý sinh học

Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hoá các liên kết hữu cơ dạng hoà tan và không hoà tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng.

Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:

  • Hồ sinh vật
  • Hệ thống xử lý bằng thực vật nước(lục bình, lau, sậy, rong- tảo,..)
  • Cánh đồng tưới
  • Cánh đồng lọc
  • Đất ngập nước

Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:

  • Bể lọc sinh học các loại
  • Quá trình bùn hoạt tính
  • Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC)
  • Hồ sinh học thổi khí
  • Mương oxy hoá,….

Tác giả: minahi

Danh mục tin tức
Có thể bạn quan tâm
Lên đầu trang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Thành viên đăng nhập

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site